nàn nhưng
nhiệt huyết tình người. Để đáp lại Vi, tôi cố gắng tận dụng mọi thời
gian rảnh có thể để dạy Vi tiếng Việt và kể cho Vi nghe rất nhiều những
câu chuyện về Hà Nội – một miền quê xa vời vợi mà cô vẫn hàng mơ về.
Trái tim cô bé còn nhạy cảm hơn cả tôi trong những khoảnh khắc mỏng mảnh
của tình yêu thương. Vẫn còn nhớ có lần tôi cho cô xem cả một album ảnh
chụp Hà Nội mà tôi đã lê la ngày qua ngày để “bắt” từng khoảnh khắc đẹp
nhất, Vi đã khóc. Giọt nước mắt của một niềm yêu thương tự nhiên tồn
tại bên trong tâm hồn khi có cơ hội thì bật ra.
- Hà Nội cái gì cũng bé nhỏ quá anh nhỉ?
- Em có khi nào nghĩ mình sẽ về lại Hà Nội không?
- Có.
Vi không nói nhiều. Nếu như trước đây mới quen tôi, cảm xúc của cô bồng
bột phát tất cả ra bên ngoài thì càng làm bạn với cô bé lâu, tôi càng
thấy Vi giống con gái Hà Nội quá. Niềm vui cũng dịu dàng. Đằng sau cái
vẻ mặt rất Tây, những hành động tự tin có phần đỏng đảnh, là một Tường
Vi trong sáng, mong manh.
Những ngày tháng 3, tháng 4, có hôm trời Paris lạnh căm căm, nhưng Vi
vẫn chịu khó đi tàu điện ngầm sang cửa hàng tranh mà tôi làm để học
tiếng Việt. Lần nào học Vi cũng kêu “Tiếng Việt khó quá”, “Eo ơi, đọc
luyến láy thế anh nhỉ”… ấy thế mà ngày nào cô bé cũng luyện tập. Chúng
tôi đã bắt đầu tập nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Nghe cái giọng
lơ lớ của em, tôi cười, thoảng một chút buồn buồn. Những khi ấy, tôi lại
muốn nghe cái giọng nhẹ như gió, trầm ấm và thơm nồng nàn như hoa sữa
của Hạnh.
- Tại sao ông ngoại lại đặt tên em là Tường Vi?
- Ông nói, ngôi nhà cũ của nhà em hồi trước ở Hà Nội trồng nhiều hoa
Tường Vi lắm. Ông nhớ ngôi nhà ấy nên đặt tên em là Tường Vi để lúc nào
cũng được giữ nỗi nhớ bên mình. Em thích cái tên này vô cùng, nhất là
khi ông mất, mỗi lần viết tên mình ra, em cứ như nhìn thấy nụ cười móm
mém của ông lúc ông dạy em viết chúng. Tường Vi cũng là hai từ tiếng
Việt đầu tiên mà em học đấy. Vậy mà mẹ em thì không hề thích cái tên
đấy. Không bao giờ mẹ gọi em là Vi mà lúc nào cũng là Ann yêu quý của
mẹ.
- Em có biết tại sao không?
- Ông nói, vì Hà Nội mà bà mất nên mẹ ghét Hà Nội. Nhưng em không tin.
Mẹ chắc chắn vẫn yêu Hà Nội lắm. Có điều gì đó mà mẹ vẫn giấu em.
- …….
- Sao anh lại im lặng?
Những khi tôi im lặng, cô bé vẫn kéo kéo tay tôi và nhìn tôi cười đầy ẩn ý: “Có thể mẹ em sợ Hà Nội.”
Một khoảng trắng bất chợt hiện ra trong những mảng kí ức về những ngày
tháng qua ở Paris hiện ra trong đầu tôi. Chợt khi ấy tôi mới hiểu rằng,
Paris của tôi chính là hình ảnh của một cô gái Việt Nam, không mặc áo
dài trắng nhưng vẫn toát lên vẻ tinh khôi của một màu trắng ẩn đi ở một
nơi nào đó sâu thẳm trong tâm hồn.
Tôi lấy từ trong cuốn nhật ký của mình ra cành hoa sữa đã được ép khô tặng cho Vi:
- Đây chính là loài hoa tuyệt vời nhất của Hà Nội em ạ. Anh tặng cho em để em nhớ nhé.
- Khi nào thì Hà Nội có hoa này ạ?
- Mùa thu. Từ tháng 8 đến tầm cuối tháng 10. Sang năm vào Đại học rồi,
em sẽ về Việt Nam tầm khoảng đó. Chắc sẽ được ngắm hoa sữa.
- Khi nào anh Hoàng về Việt Nam thì Vi mới về. Anh phải làm hướng dẫn viên du lịch cho em chứ.
- Hà Nội không cần hướng dẫn viên em ạ.
- Tại sao?
- Vì đó là quê hương em. Em sẽ không bao giờ đi lạc trên chính mảnh đất quê hương của mình cả.
“Những ngày ở bên cạnh Vi là những ngày tôi cảm thấy những khuyết thiếu
của mình được lấp đầy nhất. Thời gian tôi dành cho em còn nhiều hơn thời
gian để tôi tự mình gặm nhấm nỗi nhớ về Hà Nội của mình. Tôi đã chia
nỗi nhớ cho em. Để em giữ hộ tôi và để em biết Hà Nội cũng thuộc về em.
Có em mà tôi không cô đơn trên mảnh đất này. Em khác tất cả những du học
sinh người Việt mà tôi gặp ở Paris. Em vừa xa xôi vừa thân thiết. Có
đôi lần, khi đi dạo cùng em trên con đường mòn dẫn quanh hồ nhỏ bé ấy,
tôi đặt nhẹ một nụ hôn lên mái tóc em. Và khi đó em cười. Cười mỉm rất
xinh. “Em thích anh hôn lên trán em, bởi vì nó sẽ giống như một nụ hôn
của niềm tin tưởng và động viên sâu sắc”…
Những trang nhật ký dài của tôi chi chít tên cô bé đáng yêu ấy. Vì điều gì từ Vi càng khiến tôi nhớ nhung Hà Nội da diết.
Một năm trôi qua cũng nhanh như một vệt nắng xuyên qua bầu trời. Thoáng
chút Paris đã chuyển sang những ngày hè đầy gió, trong lành. Nhưng tôi
thèm trở về Hà Nội. Tháng 8, hoa sữa chắc đã nở nhiều rồi. Dạo này mở
mail ra ngày nào tôi cũng nhận được tin nhắn hoặc thư của Hạnh và một vài người bạn nữa đang ở Hà Nội. Trời Hà Nội có lẽ xanh lắm. Tròn
một năm, vậy là tôi lại sắp được trở về mảnh đất của chính mình. Khi
tôi nói ra việc này, Vi chạy như bay trên phố, cứ y như một đứa trẻ con
được mẹ khen hay tặng quà đẹp vậy.
- Nếu nói về Việt Nam, mẹ em sẽ không bao giờ đồng ý.
- Em chưa nói với mẹ sao có thể biết sẽ như vậy.
- Anh có muốn gặp mẹ em không? Gặp mẹ rồi anh sẽ hiểu.
Tối hôm đó, Tôi về nhà Vi ăn tối. Một ngôi nhà đẹp. Thực sự là đẹp ngoài
sức tưởng tượng của tôi. Nhưng vẻ đẹp của mẹ Vi còn khiến tôi ngỡ ngàng
hơn nhiều. Sống ở Pháp hơn 20 năm rồi, bà vẫn giữ nguyên được cái đậm
đà trong nhan sắc và cách cư xử khiến chính bản thân tôi cũng phải cảm
thấy bối rối. Tôi nói bằng giọng Việt Nam, và nhận ra giọng mình đang
run lên bần bật"
- Cháu chào cô ạ.
Nhưng nhìn thấy tôi và nghe tôi nói, người phụ nữ ấy có vẻ thay đổi sắc mặt:
- Cậu là người Hà Nội?.
- Vâng. Cháu ở phố Nhà Chung.
Cả buổi hôm đó, tôi đã trải qua rất nhiều những cảm xúc trong suốt cuộc
gặp gỡ với người phụ nữ ấy. Vừa quý mến, vừa giận, vừa thương, vừa xót
xa. Gia đình Vi không dùng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày. Họ nói
hoàn toàn bằng thứ tiếng Pháp xa xôi, cứ y như những năm Hà Nội đang còn
trong thời kỳ Pháp thuộc vậy. Họ không có thiện cảm với tôi. Còn tôi
thì đang cố gắng để lý giải tại sao họ lại phủ nhận thành phố mà tôi tin
chắc rằng họ vẫn còn nhớ thương nhiều đến như vậy. Họ có cơ hội để trở
về, nhưng họ không làm thế. Và họ cấm cả đứa con gái nhỏ bé của họ có
quyền biết về quê hương của cô ấy. Họ đang tàn nhẫn với cô ấy và với
chính bản thân họ nữa.
Không cần phải hỏi, phải nói gì tôi cũng biết bố mẹ Vi phản đối chuyện
Vi về Hà Nội. Nhưng Vi khác họ. Em hoàn toàn có thể quyết định được và
chịu trách nhiệm được mọi hành động của mình khi em đã đến tuổi 18.
Không ai có thể ngăn cấm được việc em trở về Hà Nội.
Ngày lên máy bay về Hà Nội, Vi khóc.
- Em sợ xa Paris lắm. Và em cũng hồi hộp vì sắp trở về quê hương mà mình chưa bao giờ được bước đi thật sự ở đó.
- Vì thế mà em khóc à? - Tôi cười, xoa đầu Vi.
- Vâng. - Vi khóc một hồi rồi ngủ thiếp đi, trong khi tôi không tài nào
ngủ được. Paris đã bỏ lại hoàn toàn ở phía sau. Tôi đang trở về với
thành phố của tôi, tâm hồn của riêng tôi. Lắng tai nghe đâu đây tiếng
hát trầm ấm đến day dứt của Ngọc Tân: “Mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã
trở về lấy cho mình dù chỉ là một chút bóng đêm trên đường phố quen, dù
chỉ là một chiều sương giăng lối cũ…”. Hà Nội ơi! Tôi đang mang về đây
một trái tim còn nguyên vẹn sự ấm nóng của ngày ra đi. Hà Nội sẽ nắng
tươi trong khoảnh khắc tôi trở về. Niềm yêu thương vẫn vẹn nguyên trong
từng hơi thở. Có đi xa rồi mới biết nơi nào mới là nơi thuộc về mình.
Nỗi nhớ như sóng lặn sâu vào tận sâu bên trong tâm hồn, chỉ chờ đợi có
cơ hội để bung tỏa ra. Tôi cảm nhận được mùi thơm của hoa sữa. Cảm nhận
được màu xanh nõn nà của liễu Hoàn Kiếm. Và Tháp Rùa vẫn còn đó, vẫn
buồn một nỗi buồn trầm mặc từ ngàn xưa.
Nghe một giọng nói tiếng Việt thông báo máy bay sắp về đến Hà Nội, một
cảm giác lâng lâng ùa về khiến tôi không thể nào kìm chế nổi. Vi cũng
háo hức – niềm háo hức của một người con lần đầu tiên trở về với mẹ,
đang tự hỏi không biết Hà Nội như thế nào? Còn tôi, trong tôi chỉ muốn
hét lên: “Hà Nội ơi, lâu quá không gặp”…
3. Đi dưới những vòm hoa sữa
Sân bay Nội Bài nắng và ngập đầy gió. Nắng mới vàng rợm có chút hanh hao
của một mùa thu mới. Và gió thổi hương đầy đậm đà từ sông Hồng lẫn với
biết bao nhiêu xanh non biêng biếc của ngô, khoai. Tôi thả lòng mình
hoàn toàn với tất cả những điều gần gụi và thân thuộc quá đỗi. Tôi trở
về là chính tôi trong vòng tay của thành phố.
Sau một hồi giải thích sơ sơ về một cô gái lạ đi cùng tôi từ Pháp về với Hạnh và những người thân trong gia đình, tôi nhận ra mọi
người đều rất háo hức và có nhiều thiện cảm với cô bé. Tôi gửi gắm Vi
cho Hạnh. Tự nhiên như vốn dĩ đã quen từ đã lâu rồi, họ quấn quýt nói
không hết chuyện. Thật không thể ngờ được Vi lại học tiếng Việt chăm chỉ
đến như vậy. Tôi và mọi người không còn phải nghe em nói cái giọng lơ
lớ nữa tây nữa ta nữa mà phát âm của em đã có những điểm nhấn thanh,
luật rõ nét. Về Hà Nội tôi và Hạnh dẫn em lê la khắp các con phố. “Một
thành phố xưa cũ, bé nhỏ và gần gụi”, em thì thầm vài tai tôi những điều
như vậy. Trong những lần tôi và Hạnh dẫn em đến những nơi quen thân và
nổi tiếng của Hà Nội, em thường hay hỏi tôi những câu hỏi vu vơ có nhiều
phần hơi ngốc nghếch: “Em cứ tưởng hồ Gươm tĩnh lặng lắm, vậy mà cũng
ồn ào thế”, “Hà Nội sao mà nhiều xe máy thế”…. Đôi khi tôi hơi cáu và
thầm nghĩ: “Em không cảm nhận được những gì mình nói hay sao mà lại hỏi
những câu hỏi hiên nhiên ngớ ngẩn thế không biết?”
- Tất cả những nơi mà mọi người đưa em đến em đều rất thích, nhưng em vẫn có cảm giác gì đó thiếu thiếu?
Hạnh nhìn tôi có vẻ lo lắng khi nghe cô bé nói như vậy. Nhưng tôi cười,
bởi có lẽ tôi đã hiểu vì sao em lại chưa cảm nhận hết về Hà Nội. Không
phải tại thời gian còn ít, không phải tại chúng tôi không truyền hết
tình yêu Hà Nội cho em. Nhưng điều quan trọng nhất, muốn thực sự hiểu và
sâu sắc với bất kỳ điều gì, mỗi người đều phải tự mình khám phá bằng
cảm xúc và cảm giác của chính mình. Chỉ có như vậy tình yêu mới tự sinh
ra và lớn lên. Cũng như một nhà thơ nào đó đã viết “Tôi không sinh ra ở
Hà Nội. Hà Nội tự sinh và tự lớn ở trong tôi” – tình yêu giản dị và tự
nhiên chính là tình yêu lâu bền nhất.
- Từ ngày mai anh và chị Hạnh bận nên Vi chịu khó đi một mình nhé. Tiếng Việt của em thạo rồi nên không có gì phải lo lắng cả.
- Làm vậy có được không? Đây là lần đầu tiên Vi sang Hà Nội mà.
- ... Không sao đâu ạ. Anh chị bận thì cứ đi. Em tự lo cho mình được mà.
Tôi đặt hai tay lên đôi vai xương xương của Vi và nhìn thẳng vào đôi mắt
biết cười rất tươi của em, nói: “Vi hãy tự mình bước đi ở đây nhé.”
Những ngày sau không gặp Vi, tôi và Hạnh ngồi ôn lại những kỉ niệm cũ và
kể cho nhau nghe biết bao nhiêu điều để mong lấp cho đầy những khoảng
trống nhớ thương suốt hơn một năm qua. Không biết đây là lần thứ bao
nhiêu, khi nhìn về phía cô ấy, tôi lại thấy tim mình run lên từng hồi,
nhẹ nhàng nhưng nghèn nghẹn:
- Hà Nội của mình vẫn khỏe. Ấy cũng vậy nhỉ. Hà Nội ngày nào cũng nhớ ấy nhiều lắm.
- Còn Hạnh, Hạnh có nhớ tớ không?
Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt đen buồn buồn mà bao lâu nay tôi vẫn nhớ thì
thầm vào tai em: “Tớ rất nhớ Hạnh”, Hạnh mỉm cười và đưa bàn tay cho
tôi. Tôi siết chặt tay em, như siết chặt một Hà Nội trong niềm hạnh phúc
của ngày trở về.
Vi tự mình đi lòng vòng quanh Hoàn Kiếm, chân mỏi rã rời nhưng vẫn đi.
Nước Hoàn kiếm xanh ngắt. Những gốc cây già nua xù xì ôm bọc xung quanh
hồ như một người mẹ dang rộng hai cánh tay Trang:[<]1,[2] [>] Đến trang: