g như vậy với ý tốt hay với ý xấu nên khinó bắt chuyện, tôi cứ ậm à ậm ừ không đáp. Thấy vậy, nó cũng chẳng thèm hỏi nữa mà lẳng lặng dắt xe ra cổng, dông thẳng một mạch.
Trưa đó, tôi về với Phú ghẻ. Phú ghẻ biết tôi buồn nên không nhắc gì đến chuyện tóc tai quần áo. Nó chỉ nói độc mỗi chuyện học tập, về thời khóa biểu và về các thầy cô sắp dạy chúng tôi. Nhưng đang rầu nẫu ruột, mặc cho Phú ghẻ nói linh tinh lang tang, tôi cứ một mực ngậm tăm. Nói một hồi mỏi miệng, vả lại thấy tôi xuất sắc trong vai lầm lì, nó chán nản không thèm nói thêm tiếng nào nữa. Hai đứa lủi thủi đạp xe bên nhau như hai kẻ chán đời. Ngày khai giảng năm học đầu tiên ở cấp ba lẽra là một ngày hội đối với tôi bỗng dưng lại hoá thành một ngày chẳng ra ôn gì!
Buổi trưa, khi cả nhà ngồi vào bàn ăn, mẹ tôi hỏi :
- Hồi sáng khai giảng vui không con?
Tôi cay đắng :
- Dạ vui lắm ạ!
Rồi như không kềm được nỗi uất ức và tủi hổ dồn nén từ sáng đến bây giờ, vừa thốt xong, tự nhiên nước mắt tôi ứa ra, chảy vòng quanh má.
Mẹ tôi nhạc nhiên :
- Có chuyện gì vậy con? Vui sao lại khóc?
Lòng đầy giận hờn, tôi mím môi không đáp, cũng không buồn đưa tay chùi nước mắt.
Thấy vậy, mẹ tôi lo lắng :
- Có chuyện gì vậy, kể cho mẹ nghe đi!
Tôi lắc đầu và lặng lẽ bưng chén cơm lên. Nước mắt tôi nhỏ từng giọt xuống chén.
Thái độ ù lì của tôi khiến ba tôi nổi cáu. Ông đập tay xuống bàn đánh rầm một cái khiến những chiếc đũa bắn tung lên và tô canh sóng nước ra đầy bàn :
- Mày có nói không thì bảo!
Tiếng quát của ba tôi khiến tôi đành phải đặt chén cơm xuống. Tôi nhìn ông ngập ngừng :
- Cái quần.
- Cái quần sao?
Tôi khụt khịt mũi, nức nở thuật lại câu chuyện hồi sáng.
- Tại mày mà ra cả, còn khóc nỗi gì! - Nghe xong, ba tôi hừ mũi - Quần của mẹ mày sửa lại cho mày mặc có gì là xấu! Có phải đồ ăn cắp ăn trộm đâu mà lấy tay che!
Mẹ tôi liếc ba tôi :
- Thôi, ông ơi! Đầu năm học không may cho con được cái quần mới, còn trách nó làm gì tội nghiệp!
Trước nay, mẹ tôi không bao giờ dám cãi lại ba tôi. Bữa nay có lẽ do xúc động trước hoàn cảnh đáng thương của tôi, mẹ đánh liều lên tiếng. Ba tôi cũng phá lệ mặc cho mẹ bênh tôi, ông chỉ ngồi im uể oải nhai cơm.
Giữa bữa cơm, tôi buông đũa chạy ra vườn, ngồi thừ trên bậc đá. Một lát sau, tôi nghe có tiếng chân bước khẽ đến sau lưng. Rồi tiếng nhỏ Châu êm ái vang lên:
- Anh đừng buồn! Tết này bán hoa thế nào anh cũng có tiền may quần mới! Lúc đó sẽ không có ai trêu anh nữa đâu!
Rừng hoa vàng đong đưa trước mặt lẫn giọng nói dịu dàng của nhỏ em thủ thỉ bên tai khiến nỗi buồn của tôi bỗng chốc bay xa, thật xa.
Trang 4 trong tổng số 18
Chương 4
Trái với sự lo lắng của tôi, những ngày sau đó bạnbè chẳng ai chòng ghẹo gì tôi về sự cố hôm khai giảng. Có lẽ không ai nỡ trêu chọc sự nghèo khổ của kẻ khác. Nhờ vậy mà tôi có thể yên tâm học hành, cũng như yên tâm cóp-pi bài làm của thằng Phú ghẻ ngồi cạnh.
Nỗi mặc cảm của tôi chắc chắn sẽ phai nhạt dần cuối cùng rơi tõm vào quên lãng nếu như cái ngàyu ám đó không xảy ra một cách bất ngờ.
Hôm đó, mải bận bịu vun đất sau vườn để chuẩn bị trồng lay-ơn cho kịp Tết, tôi ra khỏi nhà trễ mất mười phút so với thường lệ.
Khi tôi đến trường thì cổng đã đóng. Lố nhố trong các hàng quán bên kia đường là những học sinh đi trễ đang ngồi tán dóc đợi vào hai tiết sau.
Trường tôi có thông lệ hễ chuông reo vào lớp là cổng khóa chặt. Học sinh đi trễ chỉ có cách ngồi ngoài đợi giờ ra chơi len lén chuồn vô.
Mặc dù biết vậy, tôi đánh liều rề xe lại sát cổng tìm cách năn nỉ bác bảo vệ. Bác bảo vệ trường tôi khó tính nhất thế giới, từ khi làm nghề gác cổng đến nay chưa hề xiêu lòng trước bất cứ một lời nỉ non sụt sùi nào, vậy mà không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, sau khi nghe tôi thủ thỉ một hồi, bác rút xâu chìa khóa trong túi ra mở cổng cho tôi vào. Có lẽ bác thấy tôi hiền lành, đần độn, thời buổi quần bó váy túm mà dám mặc một chiếc quần giống hệt chiếc quần của vợ bác ở nhà nên bác động lòng nhớ vợ mà rộng rãi với tôi cũng nên.
Tôi vừa lách qua khỏi cách cổng mở he hé thì đámnữ sinh ngồi ăn vặt chờ thời bên kia đường cũng vừa kịp phát hiện. Thế là cả đám lũ lượt kéo nhauùa sang. Nhưng bác bảo vệ tinh quái đã nhanh taybấm ổ khóa đánh tách khiến mấy con nhỏ tức tối làm ầm lên. Nổi bật nhất là một giọng the thé : - Sao ông Béc-muđda vào được mà tụi này vào không được?
Tôi đang tính nán lại xem tụi nó đôi co những gì nhưng chỉ mới nghe mỗi một câu, tôi đã thất kinh dắt xe chạy mất.
Vào đến cửa lớp, tôi mới thở phào và hậm hực ngoái cổ nhìn lại. Đám nữ sinh đã không còn bu trước cổng. Có lẽ thái độ cứng rắn của bác bảo vệ đã khiến tụi nó chùn bước và rút về cố thủ bên kiađường.
Mặt mũi mấy con nhỏ này chẳng xa lạ gì với tôi. Mặc dù không biết tên một đứa nào trong tụi nó nhưng chỉ nhìn thoáng qua, tôi đã nhận ngay ra đó là tụi nhãi ranh 10A2, cái đám vẫn thường đứng xếp hàng sau lưng tôi mỗi sáng thứ hai và lúc nào miệng mồm cũng chí cha chí choét, kể cả lúc đang chào cờ.
Trước nay, tôi chẳng bao giờ để ý đến mấy con nhỏ vô trật tự này, không ngờ tụi nó lại để ý tôi kỹđến thế. Mấy hôm nay chẳng thấy bạn bè trêu ghẹo gì, tôi cứ đinh ninh cái sự cố hôm nào đã trôi vào quá khứ và chẳng ai còn nhớ. Hóa ra cuộc đời còn lắm chông gai. Cuộc đời còn có tụi nữ sinh 10A2 mồm loa mép giải.
Nhưng dù giận đến ứa gan, tôi cũng chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt. Trêu vào lũ tiểu yêu này chỉ tổ quê mặt. Tốt nhất là làm theo lời dạy của ông bà tránh voi chẳng hổ mặt nào!, nhất là khi trong bầy voi đó có một con voi mồm miệng móm xọm, giọng chua như giấm, cứ một điều ông Béc-muđda hai điều ông Béc-muđda nghe muốn điếc con ráy!
Phú ghẻ không biết nỗi khổ của tôi nên đến giờ tan học, nó rủ tôi ra về, thấy tôi cứ nấn ná ngồi lì trong lớp, nó giương mắt ếch lên :
- Hôm nay mày làm sao vậy?
Tôi khịt mũi :
- Tao có làm sao đâu! - Thế sao mày ngồi đây?
Tôi bóp trán :
- Tao nhức đầu quá!
Phú ghẻ nhìn tôi bằng ánh mắt ngờ vực :
- Hồi nãy tao có nghe mày than vãn gì đâu!
Thằng Phú ghẻ ngứa này, sao nó lắm chuyện thế không biết! Tôi đã bảo là tôi nhức đầu, vậy mà nó cứhỏi tới hỏI lui. Chẳng lẽ tôi lại nói thẳng với nó là tôi sợ đụng đầu với mấy con nhỏ quỷ quái bên 10A2 nên đành ngồi ru rú trong lớp, đợi cho tụi nóvề hết rồi mới dám ló mặt ra.
Thấy tôi ngồi im, Phú ghẻ lại hỏi :
- Giờ làm sao?
- Sao là sao?
Phú ghẻ chép miệng :
- Chẳng lẽ ngồi đây hoài?
Tôi vung tay :
- Mày chờ chút đi! Tao sắp hết rồi!
Rồi sợ nó sốt ruột, tôi vội vã nói thêm :
- Chừng mười phút nữa tụi mình về!
Tan trường chừng mười phút, chắc chắn sân trường không còn một mống. Tôi tính thầm trong bụng như vậy nên lên tiếng trấn an Phú ghẻ. Nào ngờ tôi vừa nói xong, nó lại càng thắc mắt tợn :
- Nhức đầu gì mà có giờ giấc kỳ vậy?
- Ừ, cái đầu của tao nó kỳ lắm! - Tôi bối rối đáp bừa.
Phú ghẻ chắc chẳng tin gì lời tôi. Nhưng biết tôi đã muốn giấu chuyện gì thì có ai cạy răng tôi cũngkhông bao giờ nhả ra nửa chữ nên nó tặc lưỡi đặt cặp xuống bàn rồi ngồi chống tay lên cằm nhìn ra cửa sổ, đợi bệnh của tôi thuyên giảm.
Quả như tôi dự liệu, lúc tôi và Phú ghẻ mò ra bãi giữ xe, tụi bạn đã về hết ráo. Mấy con nhỏ 10A2 mất tăm mất tích khiến tôi mừng rơn.
Bác bảo vệ nhăn nhó nhìn tụi tôi :
- Hai cậu nấp đâu mà bây giờ mới chịu về?
Tôi cười cầu tài :
- Dạ, cháu bị nhức đầu, nằm ở trong lớp.
Sực nhận ra tôi, bác bảo vệ đổi giọng ôn hoà :
- À, cậu đấy hả! Nhức đầu thì về nấu một nồi lá, xông một hồi là khỏi ngay thôi!
- Dạ, cảm ơn bác!
Vừa nói tôi vứa kín đáo nháy mắt với Phú ghẻ, hai đứa riu ríu dắt xe ra.
Nhưng tôi chỉ có thể gạt được bác bảo vệ mỗi một lần. Lần thứ hai, nếu tôi còn than nhức đầu đau bụng, chắc bác không tin. Nghĩ vậy, tôi quyết địnhthay đổi chiến thuật. Ngày hôm sau chuông reo hết giờ vừa vang lên, tôi đã hấp tấp xếp tập lại và kéo tay Phú ghẻ chạy vù ra cổng.
Phú ghẻ chạy theo tôi mà mắt trợn tròn :
- Mày làm trò gì vậy?
- Hôm nay tao phải về nhà gấp có chuyện!
Vừa đáp tôi vừa liếc về phía hành lang và yên tâmkhi thấy mấy con nhỏ 10A2 còn đủng đỉnh tít đằng xa. Không hiểu sao tôi chạm trán tụi nhãi này ghê gớm, hệt như tà ma sợ giáp mặt thầy bùa. Phú ghẻ vừa dắt xe ra tới cổng, chưa kịp hỏi thêm câu gì, tôi đã phóc lên chiếc Huy Chương Vàng chạy thục mạng khiến nó cong lưng đuổi theo miệng chửi ỏm tỏi.
Nhưng
Trang:
[<] 1,
2,[3],
4,
5 [>]Đến trang:
XtGem.com