XtGem.com
Trang 9 trong tổng số 18
Chương 9
Trưa hôm sau, vừa đi học về, tôi đã sục ngay vô bếp bới cơm ăn một mình.
Mẹ tôi mải buôn bán nên bữa nào cũng dọn cơm trưa trờ trưa trật. Có nhiều hôm mãi đến một giờ chiều, nhà tôi mới ngồi vào bàn ăn. Nhưng bữa nay thì tôi không đợi được.
Thấy tôi bưng chén cơm và lấy và để bên ngách cửa, mẹ tôi hỏi:
- Đói bụng lắm hả con?
- Con phải tới nhà tụi bạn ôn tập ngay bây giờ! - Tôi nói, cặp đũa vẫn ngoáy lia lịa.
Mẹ tôi không ngờ thỉnh thoảng tôi cũng tỏ ra siêng học đến thế. Mặt mày mẹ rạng rỡ hẳn lên vàdường như cảm thấy ân hận vì trước nay đã không đánh giá đúng con mình, mẹ nhìn tôi âu yếm:
- Để mẹ đi pha nước chanh cho con uống nghen!
Dĩ nhiên là tôi không từ chối.
Nhỏ Châu tinh quái hơn mẹ tôi nhiều. Nhìn tôi bưng ly nước chanh nốc một hơi cạn sạch, nó nheo mắt:
- Anh nói thật đi! Anh chuẩn bị đi đâu vậy?
Tôi hừ mũi:
- Thì tao đã nói rồi! Tao đi ôn tập!
Nhỏ Châu bĩu môi:
- Em không tin! Ai lại đi ôn tập vào giờ này!
Nhỏ Châu cứ lẵng nhẵng làm tôi phát bực. Thực ratôi chẳng muốn giấu giếm gì nó. Nhưng ngặt nỗi tôi chưa rõ cuộc gặp gỡ Cẩm Phô lát nữa đây sẽ diễn biến theo chiều hướng nào. Nếu Cẩm Phô chịu làm hòa với tôi thì không sao. Ngược lại, nếu vừa trông thấy mặt tôi, Cẩm Phô đã mắng tôi sa sả như mẹ mắng con thì tôi không biết phải tường thuật lại với nhỏ Châu như thế nào. Vì vậy, tôi cứ chối quanh:
- Tao đi ôn tập thật mà!
- Anh ôn tập ở đâu?
Tôi liếm môi:
- Ở nhà Phú ghẻ.
Nhỏ Châu gật gù :
- Vậy lát nữa em ghé nhà anh Phú xem anh có ở đó thật không?
Giọng điệu đe dọa của nhỏ Châu khiến tôi giật thót và tự dưng tôi đâm ra giận ba mẹ tôi kinh khủng. Không hiểu sao họ lại sinh cho tôi một đứaem gái ranh mãnh quá chừng. Nghe nó hù, tôi hết ham nói dóc.
- Mày đừng tới nhà Phú ghẻ mất công! - Tôi thở dài - Tao không có ở đó đâu!
Nhỏ Châu cười toe:
- Vậy chứ anh đi đâu?
Tôi tặc lưỡi:
- Bây giờ tao chưa thể nói được! Lát chiều, tao sẽ kể cho mày nghe!
Nghe tôi hứa hẹn, nhỏ Châu không buồn làm khổ tôi nữa. Khi tôi phóc lên chiếc Huy Chương Vàng, nó chỉ gọi với theo:
- Nói phải giữ lời à nghen!
Tôi đạp đến chân cầu đúng mười hai giờ hai mươi phút. Liếc đồng hồ trên tay, tôi thở một hơi dài nhẹ nhõm và đủng đỉnh dắt xe vào quán.
Buổi trưa, quán vắng tanh. Những tán lá lim dim mơ ngủ , chốc chốc lại rung lên xào xạc khi có mộtlàn gió từ dưới sông thổi lên. Tôi lựa một chiếc bàn ở góc vườn, kế gốc xoài. Đó là một vị trí kín đáo, khó bị phát hiện, đồng thời ngồi ở đó tôi có thể quan sát được những người vào quán. Hễ CẩmPhô tới là tôi biết ngay.
Bàn là một khúc gỗ cưa ngang, còn nguyên cả lớp vỏ xù xì , gai nhám. Bốn chiếc ghế mây kê chung quanh theo hình vòng tròn. Sau một hồi ngắm tới ngắm lui, tôi cảm thấy vị trí của bốn chiếc ghế có điều không ổn. Cứ theo cái kiểu bố trí này thì dù ngồi vào chiếc ghế nào, Cẩm Phô vẫn cách xa tôi gần cả thước.
Sau khi kêu hai ly chè đậu đỏ bánh lọt, tôi thò tay kéo chiếc ghế bên cạnh lại gần. Để cho tự nhiên, hai chiếc ghế kia tôi cũng kê sát rạt như vậy và đặt chúng ở phía bên kia chiếc bàn gỗ. Thoạt nhìnvào, khó có ai có thể đoán ra hành động mờ ám của tôi. Chắc chắn Cẩm Phô sẽ tưởng những chiếc ghế đã được sắp xếp như vậy từ thời khai thiên lập địa.
Vẫn cảm thấy chưa chắc ăn, tôi liền nhặt nhạnh thêm một mớ lá khô và vứt đầy lên hai chiếc ghế đối diện. Một tiểu thư khuê các như Cẩm Phô chắc sẽ không bao giờ chịu ngồi lên những chiếc ghế vương vãi rác rến như vậy. Và nếu đảo mắt nhìn quanh, nó sẽ thấy chỉ có chiếc ghế xếp cạnh tôi là sạch sẽ và hợp vệ sinh nhất. Cẩm Phô sẽ ngồi vào đó - như mẹ tôi vẫn ngồi bên ba tôi - bởi xét cho cùng, nó không thể ngồi trên bàn hay ngồi dưới đất được.
Mải loay hoay bày mưu tính kế xếp ghế kê bàn, tôi quên phắt mất cái chuyện nhìn ra cổng. Vì vậy, Cẩm Phô tới lúc nào tôi chẳng hay.
Đang lui cui phủi bụi trên chiếc ghế cò mồi, tôi bỗng giật bắn người khi nghe tiếng Cẩm Phô vang lên bên tai:
- Anh đang làm gì vậy?
Tôi ngẩng đầu lên, thấy Cẩm Phô đã đứng sát rạt trước mặt. Đôi mắt nó nhìn tôi chăm chăm như thể đọc thấu hết những ý nghĩ hắc ám trong đầu tôi. Quai hàm tôi bỗng chốc cứng đơ:
- Ơ ơ tôi có làm gì đâu.
Tôi ấp úng đáp và nghe mặt mày nóng ran, hệt như một tên trộm đang lom khom chui vách bỗng bị chủ nhà túm lưng quần kéo lại.
Điệu bộ lóng ngóng của tôi có lẽ khiến Cẩm Phô thương hại. Nó không thèm hỏi tới mà lặng lẽ buông mình lên chiếc ghế ngổn ngang xác lá.
Trong một thoáng, tim tôi như thắt lại. Cẩm Phô ngồi lên đống lá khô mà tôi tưởng như nó ngồi lên.trái tim bé bỏng của tôi. Tôi nghe tiếng lá vỡ rào rạo, tưởng xương sường trong lồng ngực mình đang gãy rời từng khúc. Công trình sắp xếp của tôi nãy giờ thế là hỏng bét! Cẩm Phô thà mang tiếng ở dơ chứ nhất quyết không chịu ngồi gần tôi, chứng tỏ nó còn thù tôi ghê lắm.
Tôi lấm lét nhìn nó.
- Cẩm Phô ăn chè đi!
Cẩm Phô ngồi quay ra sông nên tôi chỉ nhìn thấy có nửa mặt. Nửa mặt đó nói, giọng đượm vẻ lạnh lùng.
- Anh mời Cẩm Phô ra đây chỉ để ăn chè thôi hả?
Tôi không hiểu câu nói của Cẩm Phô có ý gì , đành cười cầu tài:
- Thì trước là ăn chè , sau là làxin lỗi Cẩm Phô cái chuyện hôm nọ.
- Chuyện hôm nọ là chuyện gì?
Câu hỏi oái oăm của Cẩm Phô khiến tôi cắn chặt môi. Con nhỏ này xưa nay vẫn hiền lành, tử tế với tôi sao hôm nay lại ăn nói móc họng hệt con Liên móm vậy không biết! Hay là trước khi đến đây, nóđã được Liên móm chỉ cách trị tôi? Ý nghĩa đó làm tôi chột dạ. Ngắc ngứ một hồi, tôi mới mở miệng lắp bắp:
- Thì chuyện ông nội ông ngoại đó.
- Chuyện đó có gì để nói?
Cẩm Phô hờ hững buông từng tiếng, mặt vẫn quay ra sông.
Tôi nhăn nhó :
- Bữa đó tôi đâu có nói động gì đến ông nội của Cẩm Phô.
Cẩm Phô hừ giọng:
- Cẩm Phô nghe anh Phú nói rõ ràng!
Tôi đoán quả không lầm. Phú ghẻ đích thực là mộttên hại bạn. Trong một phút tôi nghe đầu mình nóng lên:
- Cái thằng ghẻ ngứa đó...
Đang gân cổ , sực nhớ trước mặt mình là Cẩm Phô chứ không phải Phú ghẻ , tôi liền hạ giọng:
- Cẩm Phô đừng nghe lời thằng đó! Nó nói bậy đó!
Rồi sợ Cẩm Phô không tin, tôi đành thở một hơi dài và dở cười dở mếu nhắc lại nguyên văn câu nói của tôi bữa trước.
Nghe xong lời tường thuật của tôi, Cẩm Phô không nói gì. Nó chỉ cúi đầu nhìn xuống đất. Tôi ngắm mái tóc óng ả của nó , bụng hồi hộp không thể tả. Tôi cố đoán xem nó đang nghĩ gì về lời tuyên bố hách xì xằng của tôi hôm nọ nhưng không tài nào đoán nổi, chỉ thấy khuôn mặt đang cúi thấp của nó dường như đã bớt vẻ lạnh lùng, thay vào đó là nét buồn buồn khiến tôi xốn xang trong dạ.
Mãi một lúc lâu, không dằn nổi, tôi ngập ngừng hỏi:
- Bộ Cẩm Phô giận tôi hả?
- Cẩm Phô có giận gì đâu! Cẩm Phô chỉ bị bất ngờ thôi!
Tôi liếm môi:
- Bất ngờ chuyện gì?
- Cẩm Phô đâu có biết chuyện tặng hoa cho Cẩm Phô đối với anh lại khó khăn như vậy! - Giọng Cẩm Phô đầy hờn mát.
Tôi hốt hoảng:
- Không phải đâu! Tại bữa đó đông người quá!
- Đông người thì sao?
- Tôi sợ tụi nó cười.
Cẩm Phô khẽ liếc tôi và bỗng buột miệng bâng quơ:
- Nhưng bữa nay đâu có ai!
Phải mất đến ba mươi giây tôi mới hiểu Cẩm Phô nói câu đó là nhằm ý gì.
- Được rồi! - Tôi xô ghế đứng dậy - Nếu Cẩm Phô muốn, tôi sẽ chạy về nhà hái hoa đem tới cho CẩmPhô ngay bây giờ!
Nhìn thái độ hùng hổ như sắp nhảy vào lửa của tôi, Cẩm Phô mỉm cười:
- Cẩm Phô chỉ nói đùa thôi! Đến giờ Cẩm Phô phải về rồi!
Cẩm Phô làm tôi chưng hửng:
- Sao Cẩm Phô về sớm vậy?
- Cẩm Phô chỉ xin phép đi được chút xíu thôi.
Tôi nhìn xuống ly chè còn nguyên trên bàn:
- Còn ly chè?
Cẩm Phô đứng lên:
- Bữa nay Cẩm Phô đến đây là để gặp anh chứ đâuphải để ăn chè!
Rồi như sợ tôi buồn, trước khi quay lưng bỏ đi, nó còn nhẹ nhàng hứa hẹn:
- Ăn chè để lúc khác!
Cẩm Phô đột ngột cáo từ khiến tôi không kịp nói thêm một câu, chỉ đực mặt nhìn nó yểu điệu quay gót. Mãi đến khi tà áo của nó sắp biến mất sau cánh cổng rào, tôi mới sực tỉnh và lật đật kêu lớn:
- Lúc khác l&a
Trang: [1],
2,
3,
6 [>]Đến trang:
XtGem.com