có mỗi cách "hộ trợ" An là cho nó...cóp-pi.
Đối với các học sinh lười, cóp-pi đã trỡ thành một nghề. Và vì là một nghề, kỹ thuật sao chép đã được nâng lên đến mức điêu luyện. Chỉ cần thằng bạn hớ hênh trong một tích tắt, đứa ngồi bên cạnhđã thu thập đầy đủ những con số và dữ kiện cần thiết cho bài làm của mình, không sai một mảy may.
Huống hồ gì ở đây, hai đứa tôi lại đồng lõa với nhau. Mỗi lần làm bài tập, An cũng giả bộ hí hoáy tính tính toán toán để che mắt thiên hạ. Đợi đến khi cả lớp chú tâm làm bài, không ai để ý xung quanh, tôi sè sẹ nhấc tay lên cho nó "chụp hình" bài làm của tôi. Mà cái thằng này, làm bài thì dốt mà liếc bài làm của người khác thì nó lại tỏ ra thông minh, nhanh nhạy quá cỡ. Đảo mắt qua mộtcái là nó ghi lại trúng phóc, thật là tài!
Chúng tôi cứ "cùng tiến" với nhau như vậy một thời gian, chẳng có ai phát hiện.
Mãi đến khi xảy ra chuyện sau đây thì mọi sự mới đổ bể.
Số là hôm đó chúng tôi học đại số. Cô Quỳnh Hoa ra một bài toán về giải phương trình:
"Một đàn ngỗng trời đang bay, chợt một con ngỗng khác bay qua kêu: "Chào trăm bạn!" Con ngỗng đầu đàn đáp: "Chúng tôi không đúng một trăm. Số chúng tôi hiện có phải cộng thêm với số hiện có và một nữa số hiện có và một phần tư số hiện có, lại cộng thêm cả bạn vào nữa thì mới đúng một trăm". Hỏi đàn ngỗng có bao nhiêu con?"
Đây là một bài toán cổ, có trong sách giáo khoa. Thằng An tất nhiên là mù tịt. Nó chỉ giỏi các câu đố mẹo có nhiều yếu tố đánh lừa, chứ bài toán"nghiêm chỉnh" trong chương trình học đòi hỏi phải thực hiện các phép tính, phải giải các phươngtrình thì nó mít đặc.
Ngay cả tôi, một trong những học sinh khá toán của lớp cũng phải hoảng trước cái đề lạ lùng này. Nhất là cô Quỳnh Hoa chỉ giới hạn làm bài trong hai mươi phút.
Trong khi tôi tính tới tính lui, tẩy tẩy xóa xóa trên giấy nháp thì thằng An ngồi cắn viết chờ thời.
Phải gần hết hai mươi phút quy định tôi mới giải được bài toán. Đúng lúc đó, cô Quỳnh Hoa đập thước xuống bàn một cái "cốp" ra hiệu nộp bài. An quýnh quáng. Nó chỉ kịp chép vội vàng cái đáp số của tôi rồi mang lên nộp.
Đó là một sơ suất lớn mà ngay lúc đó vì hấp tấp, tôi và An không đứa nào kịp nhận ra. Trong lớp thiếu gì đứa không giải được bài toán nên không nộp bài. An hoàn toàn có thể làm như vậy nhưng không hiểu ma xui quỉ khiến như thế nào, nó lại chép nhoáng nhoàng mỗi một cái đáp số rồi mangtờ giấy lên dấm dúi vào giữa sấp bài của tụi bạn đang để trên bàn cô.
Cô Quỳnh Hoa chấm bài rồi phát ra ngay tại lớp. Trong bốn chục học sinh chỉ có năm bài làm đúng, trong đó có bài của An. Thật ra, học sinh lớp tôi trình độ không đến nỗi kém như vậy. Nhưng vì thời gian làm bài bị khống chế nên nhiều đứa mày mò mãi chưa xong. Trong số ít ỏi những đứa tìm ra đáp số bài toán, khổ thay, lại có An.
Là một học sinh dốt đặc về toán mặc dù gần đây An có "tiến bộ" chút chút, nhưng để giải một bài toán "tầm cỡ" như vậy, rõ ràng là An chưa đủ sức. Chỉ mỗi hiện tượng đó đủ để gây ra nghi ngờ. Huống chi, bài làm của nó không trình bày phép giải mà chỉ có trần trụi một cái đáp số, dù rằng An cũng hơi khôn ngoan khi viết thành một hàng: x= 99.0.36363636363636 = 36 thay vì viết 36 gọn lỏn.
Nhưng điều đó vẫn không làm cô Quỳnh Hoa thoả mãn. Cô cầm xấp bài trên tay, nói:
- Cả lớp chỉ có năm em giải được bài toán này. Trong đó cô rất ngạc nhiên về sự tiến bộ của em An. Tuy nhiên bài làm của An chưa trình bài đầy đủ phép giải. Bây giờ cô đề nghị An lên bảng giải lại bài toán cho các bạn cùng xem!
Cô gọi nó lên bảng mà tôi có cảm giác kêu nó ra tòa. Khổ nỗi, nó mà ra tòa thì tôi cũng đi tù. Tôi liếc An, thì thầm:
- Phen này tụi mình lãnh đủ!
Nó tỉnh bơ còn pha trò:
- Lãnh dư chứ lãnh đủ gì!
Nói xong, nó bước ra khỏi chổ ngồi, tiến lên bảng.
Cầm viên phấn từ tay cô Quỳnh Hoa, An bắt đầu đứng... suy nghĩ.
Nó đứng lâu thật lâu, chân đổi hai ba lần. Nó còn bặm môi, trợn mắt, y như đang suy nghĩ ghê lắm. Biết nó giở trò "ăn vạ" dưới lớp bắt đầu có tiếng cười khúc khích.
Cô Quỳnh Hoa cũng không còn lạ gì An. Tuy nhiên cô vẫn hỏi bằng giọng nghiêm nghị:
- Sao em đứng lâu thế ?
Đúng như tôi nghĩ, An trả lời bằng một câu "bài bản":
- Thưa cô, em đang nghĩ ạ! Cô đợi em nghĩ thêm một chút nữa thôi!
Nhưng cô Quỳnh Hoa không bị mắc bẫy. Cô nói:
- Có gì đâu mà phải suy nghĩ! Em chỉ trình bày lại cách giải em vừa làm kia mà!
An gãi cổ:
- Khi nãy em làm được, còn bây giờ em quên béng mất rồi ạ! Tính em sao dạo này hay quên quá!
Tôi ngồi dưới theo dõi cuộc đối đáp, nửa tức cười nửa ngán ngẩm, nghĩ bụng: Giờ này mà nó còn pha trò được, thiệt hết biết!
Đúng lúc đó, nhỏ Tuyết Vân và thằng Nhuận quay đầu lại dòm tôi bằng ánh mắt nghi hoặc. Tôi phớt lờ, không thèm nhìn tụi nó.
Ở trên bảng cô Quỳnh Hoa lại hỏi:
- Thôi bây giờ em trả lời cho cô biết: con số 99 ở đâu ra ?
Tất nhiên là An không thể biết xuất xứ của số 99. Nhưng nó có biệt tài là không chịu bó tay trước bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào. Trước các câu hỏi, dù biết hay không nó cứ trả lời đại, trúng trật đã có... trời lo. Lần này cũng vậy, nó đáp:
- Thưa cô, em lấy 100 trừ 1 còn lại 99 ạ!
Rõ ràng là An pha trò. Nhưng trớ trêu một cái, trong bài toán tôi giải, số 99 đúng là do 100 trừ 1 mà thành.
Cô Quỳnh Hoa hỏi tiếp:
- Thế số 100 từ đâu ra ?
An lưỡng lự một chút rồi đáp cầu may:
- Đó là số 100 trong đề toán ạ!
Lại đúng!
- Còn con số 1?
An nhắm mắt nói liều:
- Đó là con ngỗng trời bay ngang ạ!
Một lần nữa, An lại trả lời đúng, y như có phép màu. Tôi theo dõi "số phận" của nó y như đang xem phim trinh thám, trán toát mồ hôi, trống ngực đập thình thịch.
Cô Quỳnh Hoa lại truy, nhưng lần này giọng cô có vẻ hài lòng:
- Cô hỏi em một câu chót nữa thôi : Thế con số 11 từ đâu mà có ?
Với câu này tôi biết chắc thằng An sẽ bị lộ tẩy. Nhưng nó, nó không hề biết điều đó và lại giở mửng cũ:
- Thưa cô, em lấy 10 cộng 1 ạ!
Thực ra thì số 11 này do các con số 8x + 2x + x thành 11x, sau đó ẩn số x được chuyển sang vế bên kia của đẳng thức, chỉ còn lại con số 11. Nói cho chính xác ra thì con số 11 không đứng riêng rẽmà nó là tử số của phân số 11/4.
Có tài thánh, thằng An cũng không hiểu được những ngoắt ngoéo đó. Cho nên lần này vận may không đứng về phía nó nữa.
Cô Quỳnh Hoa mỉm cười:
- Thật là lạ! Con số 10 ở đâu ra thế ?
Tới đây, thằng An thấy nguy, biết mình đã đặt một chân xuống hố. Nó đành lao theo luôn:
- Dạ ở trong đầu em ra ạ!
Cả lớp cười rần rần, Thằng Quyền cười to nhất. Nócòn hét tướng:
- Thưa cô, đáp số của bạn An không phải ở trong đầu mà ở trong bài làm của bạn Nghi ra đó ạ!
Trong khi An lủi thủi đi xuống thì tôi chồm qua lưng Hưng nhí thoi thằng Quyền một quả thật mạnh. Nó quay lại định đánh trả nhưng thằng Nhuận đã kịp giữ tay nó lại:
- Không được đánh nhau trong lớp!
Nói xong Nhuận nhìn tôi:
- Còn mày, mày giúp đỡ An như vậy đó hả!
Ngay ngày hôm sau, mấy đứa trong tổ tôi, với sự tham gia của nhỏ Tuyết Vân trong tư cách lớp phóhọc tập, tổ chức một buổi kiểm tra trình độ của An.
Mọi chuyện thế là vỡ lở. Cả bọn vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra những điểm số mà An đạt được trong các bài kiểm tra hoàn toàn là nhờ cóp-pi màcó.
Và tệ hại hơn nữa, qua đó, tụi bạn cũng bắt đầu biết được trong thời gian qua tôi và An đã "học chung" với nhau như thế nào.
Trang 8 trong tổng số 12
Chương 8
Chuyện bê bối của tôi và An được đưa ra công khai trước lớp trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần. Như thường lệ, cô Nga không điều hành cuộc sinh hoạt. Mọi việc do ban cán sự lớp chủ trì.
Cái bàn trên cùng của tổ một được kéo ra giữa lớp, ngồi trên đó, mặt quay xuống dưới là thằng Vương, lớp trưởng, nhỏ Tuyết Vân, lớp phó học tập và nhỏ Thúy Ái, lớp phó trật tự.
Mở đầu buổi sinh hoạt, Vương báo cáo tình hình thi đua của lớp về các mặt học tập, trật tự, lao động... căn cứ vào điểm số do các tổ báo lên vào cuối tuần trước. Sau đó, các tổ trưởng lần lượt đứng lên nhận xét về các mặt mạnh yếu của tổ mình và đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót. Cuối cùng, cô Nga, giáo viên chủ nhiệm, nêu lên một số gợi ý có tính cách hướng dẫn.
Phần thứ hai, ban cán sự lớp phổ biến những việc cần làm trong tuần tới, dựa vào bảng công tác tuần treo ở văn phòng ban giám hiệu. Chẳng hạn về học tập, tuần tới các lớp phải
Trang:
[<] 1,[2],
3,
4,
5 [>]Đến trang:
XtGem.com